Mẹo nhỏ tiết kiệm khi nuôi thú cưng
Ai chẳng muốn cho chú cún của mình trông thật đẹp, nhưng quan trọng hơn hết bạn nên biết để dành số tiền đó cho việc cần thiết hơn, ví dụ như đưa cún đi khám định kỳ chẳng hạn.
Đừng để cún yêu trở thành gánh nặng tài chính của bạn
Vậy, làm thế nào để bạn có thể vừa làm đẹp cho cún, chăm sóc cún tốt nhưng cũng lại vừa tiết kiệm chi phí nhất? Dưới đây là 1 số mẹo nhỏ có thể sẽ giúp bạn phần nào.
Đa phần các chi phí phát sinh khi nuôi 1 chú cún thường ở 2 dạng: 1 là chi phí mua sắm và làm đẹp; 2 là chi phí khám và điều trị sức khỏe. Nếu bạn tiết kiệm được 1 trong 2 hay cả 2 chi phí trên, việc nuôi thú cưng đối với bạn sẽ rất nhẹ nhàng.
A. Mua sắm và làm đẹp hợp lý.
1. Đồ dùng cho thú cưng:
Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua 1 đồ dùng nào đó cho thú cưng, đừng quyết định theo cảm tính quá nhiều vì có những món đồ trước khi mua bạn sẽ rất thích nhưng mua về rồi thì lại thấy không hợp với cún nhà mình chẳng hạn.
Nhiều món đồ chơi có thể gây hại cho sức khỏe của cún
Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y nếu bạn định mua 1 món đồ nào đó cho thú cưng vì nhiều món đồ chơi có thể gây hại cho thú cưng của bạn.
Trước lúc mua, hãy tham khảo giá từ những người cùng nuôi mà bạn biết về mặt hàng bạn định mua hay cũng có thể sử dụng mạng internet 1 cách thông minh để so sánh giá, chất lượng và mua được hàng với giá hợp lý nhất.
2. Thuốc
Gọi cho nhà thuốc gần nơi bạn sống hay tìm trên mạng để có giá tốt nhất. Nhớ so sánh số lượng và liều lượng lúc bạn nhìn vào giá tiền.
Hãy chọn cho mình 1 nhà cung cấp uy tín
Bạn cũng có thể chọn 1 nhà cung cấp uy tín và trung thành với nhà cung cấp đó, bạn sẽ nhận được những dịch vụ cũng như giá cả tốt nhất từ họ.
3. Làm đẹp tại nhà:
Hãy tiết kiệm bằng cách tắm rửa thường xuyên cho vật nuôi tại nhà thay vì mang chúng đến các trung tâm spa chuyên nghiệp. Hơn nữa, tắm thường xuyên sẽ giúp giảm lượng lông rụng quanh nhà và chú cún của bạn sẽ có ít những cụm lông đan vào nhau.
Thay vì đi spa hãy tự tắm cho cún ở nhà, bạn và cún sẽ trở nên gắn kết hơn rất nhiều
Cắt móng cho vật nuôi thường xuyên (các bạn có thể tham khảo cách làm TẠI ĐÂY). ngoài ra, việc này còn giúp bạn tiết kiệm một khoản mua những vật dụng mới trong nhà như ghế sa-lông và rèm cửa…
B. Để giảm chi phí khám và điều trị cho vật nuôi.
1. Khám sức khỏe định kỳ:
Nhìn qua thì có thể bạn nghĩ rằng việc khám sức khỏe định kỳ cho cún rất tốn kém và mất thời gian nhưng trên thực tế, đó lại là việc làm hiệu quả nhất nếu bạn không muốn mất tiền bạc, thời gian và công sức một cách không đáng có.
Mỗi chú cún nên khám định kỳ ít nhất 1 lần/ năm
Tại sao ư? Thay vì việc bạn phải tốn công sức điều trị bệnh, thậm chí mất tiền nhưng chưa chắc đã cứu được vật cưng thì tại sao bạn không khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm hơn – khi bệnh chưa nghiêm trọng? Khi đó, việc giảm chi phí cho việc điều trị là chuyện đương nhiên.
Bình thường, mỗi chú cún nên đi khám định kỳ 1 năm 1 lần. Đối với những chú chó có vấn đề về sức khỏe hay những chú chó già (thường từ 7 năm trở lên) thì nên khám định kỳ 6 tháng 1 lần.
2. Tự kiểm tra hàng tuần ngay tại nhà:
Khám sức khỏe định kỳ là rất tốt nhưng nhiều khi, chúng ta không thể đợi đến lúc khám định kỳ mới phát hiện ra bệnh. Hãy là 1 người bạn, người bảo mẫu tốt cho thú cưng của bạn, hãy quan tâm đến nó thường xuyên bạn sẽ nhận ra ngay những dấu hiệu khác thường của cún nếu nó có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe.
Không ai hiểu cún của bạn bằng bạn cả
Nếu bạn là 1 người bận rộn và không có nhiều thời gian bên cạnh cún, mỗi tuần hãy dành chút thời gian chơi cùng và quan sát nó, thậm chí cẩn thận hơn nữa, bạn có thể tự kiểm tra tổng thể cho nó xem có biểu hiện khác thường gì không – đây là 1 cách làm rất hiệu quả để phát hiện sớm mầm bệnh vì bạn biết đấy, không ai hiểu cún của bạn bằng bạn cả.
Ngoài ra, hãy xây dựng cho cún 1 lối sống lành mạnh ngay tại nhà, từ việc tập thể dục thường xuyên, đúng phương pháp cho đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
3. Tiêm vaccine đúng cách:
Mặc dù theo luật pháp có những loại vaccine bắt buộc phải tiêm, tuy nhiên không có 1 quy định chính xác là trên những vật nuôi nào cả. Hơn nữa, có những loại vaccine dù không quy định nhưng lại cần thiết phải tiêm vì có thể cún đang ở trong phạm vi vùng có dịch.
Trước khi mất 1 đống tiền cho việc tiêm vaccine, bạn hãy hỏi ý kiến bác sỹ thú y để được tư vấn
Bởi vậy, trước khi mất 1 đống tiền cho việc tiêm vaccine, bạn hãy hỏi ý kiến bác sỹ thú y để được tư vấn 1 cách tốt nhất cho thú cưng của bạn về việc nên hay không nên tiêm loại vaccine nào.
4. Khám hay điều trị 1 số bệnh căn bản tại 1 trường Đại Học thú y:
Các sinh viên cần được đào tạo, vì vậy họ thường cung cấp các dịch vụ cơ bản ở một mức giá khá hợp lý cho những người có nhu cầu tài chính.
Trường Đại Học thú y có thể là 1 sự lựa chọn khôn ngoan
Dịch vụ có thể bao gồm kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm chủng, hay các điều trị cơ bản chẳng hạn như thiến hoạn hay các tiểu phẫu khác.
5. Bảo hiểm vật nuôi.
Trước khi quyết định có sử dụng bảo hiểm vật nuôi không bạn nêu hiểu rõ các điều khoản trong quy định, cụ thể thì trong trường hợp nào vật nuôi của bạn được bảo hiểm và trường hợp nào thì không?
Sao bạn không tự thiết lập “bảo hiểm” cho thú cưng của mình bằng những khoản tiết kiệm ngay từ bây giờ?
Ở Việt Nam có thể bạn chưa quen với khái niệm bảo hiểm vật nuôi mặc dù luật pháp cũng đã có quy định về việc này. Bởi vậy, nếu không quen thì tại sao bạn không tự thiết lập “bảo hiểm” cho thú cưng của mình bằng những khoản tiết kiệm ngay từ bây giờ?
Hy vọng những mẹo nhỏ trên sẽ giúp bạn chi tiêu cho thú cưng 1 cách hợp lý để không phải mất quá nhiều những khoản tiền không thật cần thiết.
Có 1 bác sỹ thú y đã từng nói rằng “ Một chiếc vòng đeo cổ chất lượng tốt với chất liệu nylon chỉ tốn chừng 1 vài trăm nghìn, nhưng có thể dùng trong nhiều năm. Vậy thì việc gì bạn phải mua những thứ xa xỉ chứ”. Đúng là thú cưng của bạn rất thích đồ chơi và những lần chăm sóc bộn tiền, nhưng món quà tốt nhất dành cho chúng chính là sự quan tâm, tình cảm của bạn.